Cấu tạo và nguyên lý đối trọng thang máy – Kiến thức cần biết

Đối trọng thang máy là một trong những bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thang máy truyền thống. Bộ phận này có nhiệm vụ cân bằng tải trọng cabin, giảm tải cho động cơ, đồng thời đảm bảo an toàn và ổn định trong quá trình vận hành thang máy. Vậy cụ thể đối trọng thang máy là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Và cần lưu ý gì khi thiết kế hoặc lắp đặt đối trọng để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn cao nhất?

1. Vai trò của đối trọng thang máy

Các sản phẩm thang máy truyền thống thường được có bộ phận đối trọng. Đối trọng thang máy được thiết kế để giảm tải cho động cơ, có chức năng cân bằng tải trọng của cabin, đảm bảo vận hành êm ái và an toàn cho thang máy.

Cụ thể, đối trọng thang máy có 3 vai trò chính như sau:

  • Cân bằng tải trọng: Đối trọng tạo lực căng cho dây cáp, giúp thang máy di chuyển ổn định, giảm sốc và rung lắc khi thang máy lên, xuống.
  • Giảm tải cho động cơ: Nhờ đối trọng mà động cơ hoạt động nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ cho thang máy.
  • Đảm bảo an toàn: Đối trọng giúp ngăn ngừa các sự cố như tuột cáp, quá tải trong quá trình thang máy vận hành.

Lưu ý: Không phải thang máy nào cũng cần sử dụng đối trọng. Hiện nay, nhiều đơn vị sản xuất thang máy cao cấp đã thiết kế những mẫu thang máy không đối trọng, vừa đảm bảo thang máy hoạt động bền bỉ, ổn định, an toàn, vừa tối ưu kích thước thang máy, tiết kiệm diện tích lắp đặt.

2. Cấu tạo của đối trọng thang máy

Đối trọng thang máy có cấu tạo gồm 5 bộ phận chính:

  • Khối đối trọng: Đây là phần chính của đối trọng, thường được làm bằng bê tông hoặc thép đúc. Các khối này sẽ quyết định trọng lượng của đối trọng thang máy.
  • Khung đỡ: Khung đỡ có vai trò cố định các khối đối trọng và kết nối khối đối trọng với hệ thống cáp treo. Tuỳ từng nhà sản xuất mà khung đỡ sẽ được thiết kế với các chất liệu khác nhau, đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt cho đối trọng.
  • Ray dẫn hướng: Ray dẫn hướng có vai trò dẫn chuyển động của đối trọng theo hướng thẳng đứng, đảm bảo khả năng vận hành ổn định cho thang máy.
  • Móc treo: Móc treo thang máy thường có hình dạng chữ U, được làm bằng vật liệu chịu lực cao để nối liền khối đối trọng với cáp treo.
  • Các bộ phận phụ trợ: Bu lông, ốc vít, tấm chắn,…

Đối trọng thang máy thường được đặt ở trục hành trình thang máy (giếng thang). Tuỳ thuộc vào nhà sản xuất và thiết kế của thang máy mà đối trọng sẽ được đặt ở phía bên cạnh hoặc phía sau cabin.

thang-may-hung-long_doi_trong_thang_may

3. Nguyên lý hoạt động của đối trọng thang máy

Đối trọng thang máy hoạt động theo nguyên lý sau: Khi cabin thang máy di chuyển lên, đối trọng di chuyển xuống và ngược lại. Lực kéo của động cơ chỉ cần thắng được sự chênh lệch giữa trọng lượng của sàn thang và đối trọng. Hệ thống ròng rọc giúp thay đổi hướng của lực kéo và giảm lực cần thiết để di chuyển cabin.

4. Các loại đối trọng thang máy

Dựa theo chất liệu, đối trọng có thể được chia làm 2 loại phổ biến:

  • Đối trọng đúc (Bê tông): Các khối đối trọng thường được đúc từ bê tông hoặc kim loại, có độ chính xác cao về trọng lượng. Ưu điểm của đối trọng này là giá thành phải chăng, nhưng nhược điểm là khá tốn diện tích lắp đặt nên chỉ phù hợp với thang máy có trọng lượng nhỏ.
  • Đối trọng hàn (thép/gang): Thường được tạo thành từ các tấm thép hàn lại. Loại đối trọng thang máy này có ưu điểm là linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh trọng lượng đối trọng và tiết kiệm diện tích hơn. Tuy nhiên, giá thành của đối trọng này sẽ cao hơn khá nhiều so với đối trong đúc.

Dựa theo thiết kế thì đối trọng được chia làm 2 loại:

  • Đối trọng liền khối: Được đúc nguyên khối, có độ bền cao và ổn định. Loại đối trọng này thường là đối trọng đúc – làm từ bê tông.
  • Đối trọng điều chỉnh: Đối trọng điều chỉnh có thể thay đổi trọng lượng bằng cách thêm hoặc bớt các khối cân bằng.

thang-may-hung-long_doi_trong_thang_may1

5. Quy trình sản xuất và lắp đặt đối trọng thang máy

Quy trình sản xuất và lắp đặt đối trọng thang máy thường trải qua 4 bước như sau:

  • Thiết kế đối trọng: Đơn vị lắp đặt sẽ tính toán trọng lượng, kích thước đối trọng dựa trên thông số kỹ thuật của thang máy để thiết kế đối trọng có kích thước, chất liệu, tải trọng,… phù hợp.
  • Sản xuất: Sau khi có bản thiết kế, đơn vị sản xuất sẽ tiến hành đúc, hàn hoặc gia công đối trọng và bàn giao cho đơn vị lắp đặt.
  • Lắp ráp: Đơn vị lắp đặt sẽ nối đối trọng với hệ thống cáp treo, khung đỡ và các bộ phận khác của thang máy để hoàn thiện lắp đặt.
  • Kiểm tra: Đơn vị lắp đặt sẽ kiểm tra độ cân bằng, độ bền và an toàn của đối trọng trước khi đưa vào sử dụng.

Thông thường, các hạng mục sản xuất và lắp đặt thang máy cần được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, đảm bảo thao tác chính xác, giúp thang máy vận hành ổn định, êm ái.

6. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đối trọng thang máy

Sau khi lắp đặt, thang máy sẽ được đưa vào vận hành. Hiệu quả hoạt động thực tế của đối trọng thang máy sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố:

  • Trọng lượng của đối trọng: Nếu trọng lượng đối trọng được tính toán chính xác (Trọng lượng của đối trọng thang máy = trọng lượng cabin + 50% tải trọng định mức của thang) thì thang máy sẽ hoạt động êm ái, cân bằng và ngược lại.
  • Vị trí lắp đặt: Vị trí lắp đặt ảnh hưởng đến lực căng của cáp và độ ổn định của thang máy. Nếu đối trọng được lắp đặt ở vị trí phù hợp thì sẽ đảm bảo lực căng cho cáp và sự êm ái của thang máy khi di chuyển lên, xuống.
  • Chất lượng vật liệu: Nếu vật liệu đối trọng được làm từ vật liệu bền, chống ăn mòn và chịu được tải trọng lớn thì đối trọng sẽ đảm bảo độ bền và giúp thang máy hoạt động ổn định.
  • Bảo trì: Việc bảo trì định kỳ cho đối trọng thang máy sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo hiệu suất của đối trọng.

7. Chi phí thay thế, sửa chữa đối trọng thang máy

Phí thay thế đối trọng tùy thuộc vào từng đơn vị. Thông thường, chi phí đối trọng thường dao động từ 5.000.000 VNĐ đến khoảng 30.000.000 VNĐ tuỳ thuộc vào đơn vị cung cấp, trọng lượng và chất liệu của đối trọng.

Chi phí sửa chữa đối trọng hiện nay cũng tùy thuộc vào từng đơn vị sản xuất và chính sách bảo hành của thang máy. Để được báo giá sửa chữa đối trọng thang máy chính xác nhất, bạn nên liên hệ với đơn vị lắp đặt và nghe tư vấn.

8. Lưu ý khi kiểm tra/giám sát chất lượng đối trọng khi lắp đặt, sử dụng thang máy

Việc kiểm tra và giám sát chất lượng đối trọng thang máy là yếu tố không thể bỏ qua để đảm bảo an toàn và hiệu quả vận hành lâu dài của hệ thống. Dưới đây là các lưu ý quan trọng cần thực hiện trong quá trình lắp đặt và sử dụng:

  • Lắp đặt hệ thống giảm chấn cho đối trọng: Giảm chấn giúp hấp thụ lực tác động khi đối trọng di chuyển, giảm rung lắc và bảo vệ các linh kiện liên quan. Theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống giảm chấn phải được lắp đặt chính xác và kiểm tra định kỳ để đảm bảo khả năng hấp thụ lực tốt nhất.
  • Các thanh đối trọng phải được liên kết chắc chắn: Các thanh đối trọng thường được liên kết bằng bu-lông hoặc khung cố định, cần đảm bảo không có dấu hiệu nứt vỡ, gỉ sét hay lỏng lẻo. Theo kỹ thuật viên, các thanh đối trọng phải được kiểm tra 6 tháng/lần để đảm bảo độ ổn định và độ bền của vật liệu.
  • Đối trọng bê tông phải đảm bảo chất lượng: Đối trọng thường được làm từ sắt, bê tông, hoặc hợp kim chất lượng cao, có khả năng chịu lực tốt. Để thang máy vận hành ổn định, an toàn, bạn cần đảm bảo chất liệu đối trọng chắc chắn, không có dấu hiệu nứt/vỡ hay xuống cấp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thang máy đối trọng để bạn hiểu rõ và có lựa chọn phù hợp. Bạn cần thêm thông tin về các loại thang máy gia đình hiện nay, đừng ngần ngại liên hệ với thang máy Hưng Long để được tư vấn chi tiết. Thông tin liên hệ:

Thang máy Hưng Long – Nâng tầm chất lượng cuộc sống

Hotline: 0907 689 179

Địa chỉ: 157 đường Thanh Bình, phường Thanh Bình, TP Hải Dương.

Fanpage: https://www.facebook.com/hunglongelevator/